ĐIỀU BÍ ẨN MANG TÊN TOEFL

TOEFL là gì? Không thi TOEFL thì có cần phải học khóa này không? Học TOEFL thì phải thi TOEFL sao? Đây là những câu hỏi mà không ít phụ huynh thắc mắc khi con chuẩn bị bước tới những bậc thang cuối cùng của hệ tiếng Anh tiểu học. Bất cứ 1 việc gì, cũng đều có kết quả của nó. Và TOEFL chính là khóa học “tốt nghiệp”, là “kết quả” cho 5-6 năm dung nạp 1 loại ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ của trẻ. Với học sinh muốn tham gia kỳ thi TOEFL PRIMARY thì đây chính là khóa học cần thiết. Giúp học sinh chuẩn bị tất cả kiến thức và kỹ năng để bước vào kỳ thi chính thức. Đối với những bạn không tham gia thi tuyển, thì đây chính là “bài tốt nghiệp” cuối khóa cho kỹ năng đọc hiểu-nghe hiểu tổng hợp trong suốt quá trình rèn tập. Do đó, dù là thi tuyển hay không, thì khóa học TOEFL chính là thước đo “sự thành công” của học sinh trong hệ tiếng Anh Tiểu học tại Việt Nam.

Ở khóa học này, ngoài việc vận dụng tất cả các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, các con còn được học thêm rất nhiều những kỹ năng nâng cao. Những kỹ năng vô cùng mới mẻ và thú vị ẩn giấu bên trong khóa học này sẽ được các bạn nhỏ khám phá thông qua từng bài học. Ở đó, mỗi bạn nhỏ là 1 nhà nghiên cứu về ngôn ngữ thực sự.

Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

Kỹ năng ghi chú Cornell’s note

Học sinh được luyện tập chuyên sâu cả 4 kĩ năng cơ bản trong tiếng Anh và áp dụng chúng vào những chủ đề của đời sống như bạn bè, nghề nghiệp, mua bán,… Học sinh được học từ vựng về những chủ đề liên quan, luyện tập những mẫu ngữ pháp và áp dụng chúng vào bài tập. Sau đó, trẻ sẽ được đọc và nghe những đoạn hội thoại kết hợp với trả lời câu hỏi và cuối cùng là tự mình thực hiện những đoạn hội thoại về chủ đề tương ứng. Nghe thì vừa lạ vừa quen, vừa đơn giản vừa phức tạp phải không? Bởi vì, tất cả những kỹ năng này, trẻ đã được học ở những khóa học trước. Tuy nhiên, ở khóa học TOEFL, những kỹ năng này đòi hỏi sự chuyên sâu hơn rất nhiều so với việc các con chỉ đơn thuần là nghe 1 đoạn hội thoại, đọc 1 câu chuyện hay viết 1 đoạn văn. Tất cả những gì học sinh cần làm khi vận dụng tổng hợp 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết là để trả lời cho câu hỏi: Các con hiểu được những gì về chủ thể bài viết/đọc/nói?

Ghi chú là một kỹ năng ghi chép, phương pháp học tập trở nên phổ biến đối với học sinh hiện nay. Ghi chú nhanh và đầy đủ giúp cho  việc học tập trở nên hiệu quả, nắm bắt được các thông tin kiến thức một cách thuận tiện nhất. Những bản ghi chú đòi hỏi không những phải ghi chép đầy đủ mà còn phải ghi chép một cách khoa học và hệ thống Cornell’s note với bố cục cụ thể và rõ ràng giúp các con nắm được tiêu đề bài học, ghi lại những nội dung quan trọng cần ghi nhớ và tóm tắt ngắn gọn nhưng đầy đủ những nội dung đó.  Bao gồm: 

Học sinh ghi những câu hỏi, từ khóa quan trọng, và thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào?

Học sinh dùng để ghi chép phần phát triển chi tiết các từ khóa, trả lời các câu hỏi trong phần Cue Column, thường trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Làm sao?

Học sinh tổng hợp, tóm tắt những ý chính liên quan đến toàn bộ những nội dung vừa ghi chép.

Kỹ năng phân tích và trả lời câu hỏi

Hình thái học

Học sinh được học cách nhấn mạnh những thông tin cần thiết, lược bỏ những thông tin chưa biết hoặc dư thừa và tìm câu trả lời phù hợp với câu hỏi. Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc tiếp nhận thông tin. Không phải mọi thông tin đến với chúng ta đều “có nghĩa”. Việc phân tích thông tin nhận được và chủ động tiếp nhận chúng là điều cần thiết để nắm bắt được ý chính và những thông tin “có ích”. Từ đó học sinh mới có thể trả lời đúng được các câu hỏi liên quan. Điều này chính là kết quả của việc Nghe-Hiểu, Đọc-Hiểu. Khi đọc hay nghe bất cứ điều gì mà trẻ không “hiểu” thì sẽ chẳng mang lại được kết quả gì đáng mong đợi cả. Và phương pháp này sẽ giúp trẻ hiểu được cái mà người hỏi muốn nhắm tới..

Là một bộ môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo của từ sử dụng từ gốc (root words), tiền tố (prefixes) và hậu tố (suffixes). Với hình thái học, các con có thể mở rộng vốn từ hiệu quả và hệ thống.  Khi học về Hình thái từ, các con biết thêm được nhiều từ mới và dung nạp nghĩa của chúng 1 cách nhanh và hiệu quả hơn nhiều so với việc phải ghi nhớ 1 cách máy móc hay là học thuộc lòng  tất cả các từ vựng. Khi áp dụng kiến thức mới về hình thái học, chúng ta có thể biến mỗi từ mới thành 5 từ thậm chí là 10 từ mới khác. Điều này thật thú vị phải không? Việc học môn hình thái học là một trong những cách tốt nhất để người học tiếng Anh tăng cường và trau dồi vốn từ vựng, tăng khả năng tư duy và ghi nhớ. 

Sơ đồ câu

Chọn lọc thông tin

Mỗi câu được hình thành từ rất nhiều yếu tố: chủ ngữ, vị ngữ, danh từ, trạng từ, động từ,… Học sinh đã học những điều này ở trường, nhưng với tiếng Anh, cách sắp xếp các yếu tố này trong câu hoàn toàn khác so với tiếng Việt. Với kỹ năng phân tích sơ đồ câu, trẻ có thể nhận biết chính xác các thành phần cấu tạo một câu từ đơn giản đến phức tạp, những từ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho các từ khác,…Việc biết và tự xây dựng được sơ đồ câu sẽ giúp các con phát triển được câu văn của mình từ đơn giản đến phức tạp. Khiến cho việc viết văn của mình thêm thú vị hơn rất nhiều. Mỗi cái đích đề ra là để được phá bỏ. Và tự mình hình thành được các câu phức tạp để thử thách bản thân sẽ vô cùng phấn khích phải không?

Với TOEFL, trẻ được làm quen với nhiều hình thức cung cấp thông tin như văn bản, thông báo, biểu đồ, báo,… Với mỗi hình thức đó, các con được học cách đọc lướt và tìm những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi liên quan mà không mất quá nhiều thời gian vào việc đọc từng chữ và từng dòng.

 

Tư duy và suy đoán

Từ vựng trong tiếng Anh là vô vàn và trẻ không thể nhớ được  tất cả. Thông qua các kỹ năng kể trên, các con có thể nhìn vào từ mới hoàn toàn và đoán được nghĩa của chúng dựa vào sự tương đồng về cấu trúc và ý nghĩa. Qua đó, học sinh có thể hiểu được không chỉ từ, câu mà thậm chí là cả những đoạn văn bản bao gồm những từ mới mà con chưa từng được học. Đó chính là kỹ năng tư duy và suy đoán, giúp cho câu trả lời của các con trở nên “có cơ sở” chứ không đơn giản là “đoán” ý, “đoán nghĩa” của từ, câu hay đoạn văn.

Trên đây chỉ là vài kỹ năng đặc biệt học sinh có thể đạt được trong khóa học TOEFL. Còn rất nhiều những điều thú vị và thử thách chờ đợi các con khám phá trong mỗi buổi học. Như vậy, cha mẹ đã có thể trả lời cho câu hỏi: Học TOEFL để làm gì rồi chứ?

Vâng, học TOEFL không phải chỉ để đi thi, không phải là để vào trường tốt. Cái quan trọng nhất của việc học TOEFL chỉ đơn giản là để trẻ hoàn thiện được tất cả các kỹ năng tổng hợp, học thêm những điều mới, thử thách bản thân với những điều nan giải  và kết thúc 1 hành trình trong hệ tiếng Anh tiểu học. Và rồi các con sẽ lại bước sang 1 hành trình mới để tiếp tục chinh phục.

Điều bí ẩn của TOEFL

Cùng con chinh phục những thử thách mới
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
vi