Khóa học Tiền Phonics bao gồm các nội dung:
– Luyện đọc chính xác các âm Jolly Phonics
– Thực hiện chính xác các hành động tương ứng với từng âm
– Nắm được giai điệu của các bài hát tương ứng với mỗi âm
Giúp học sinh hình thành và rèn luyện năng lực Toán học vốn được kỳ vọng ở một học sinh lớp 1 bản ngữ như:
– Học làm các phép tính cộng/trừ trong phạm vi 40
– Học từ vựng liên quan đến số học và hình học
– Ghi chép các phép tính
– Học cách trả lời những câu hỏi cơ bản về tên, tuổi, nơi ở, gia đình…
– Mở rộng vốn từ về các chủ đề quen thuộc: trường lớp, đồ dùng học tập, hình khối…etc.
Câu Hỏi Thường Gặp
Tại sao con cần học chương trình Tiền Phonics?
Thứ nhất, độ tuổi của lớp Tiền Phonics là “độ tuổi vàng” của việc học ngôn ngữ khi mà tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đối với con đều dễ như nhau, việc các con phát âm chuẩn 42 âm của Jolly Phonics dễ dàng như khi các con nói mọi âm khác trong Tiếng Việt.
Thứ hai, do chính sách Tuyển sinh là không kiểm tra đầu vào cho các con chưa học hết lớp 3, chương trình Tiền Phonics là căn cứ duy nhất để thầy cô tại Wordplay đánh giá mức độ sẵn sàng cho khoá tiếp theo (khoá Phonics) của một bạn nhỏ chưa vào lớp 1.
Thứ ba, học Phonics từ sớm là hành trang cho con tràn đầy tự tin khi bước vào lớp 1, bởi trong khi các bạn cùng trang lứa bắt đầu làm quen với kỹ năng đánh vần, con đã sớm thuần thục kỹ năng này ở khoá Phonics, và việc đọc một từ bất kỳ (cả tiếng Anh và tiếng Việt) đối với con không còn là khó khăn.
Tại sao lớp Tiền Phonics không có “khai giảng”?
Ở Wordplay, do thời gian mỗi trẻ học ở lớp Tiền Phonics là không giống nhau, các lớp Tiền Phonics liên tục có sự biến động về sĩ số mỗi khi có học sinh đủ điều kiện lên lớp, nên Wordplay luôn có các lớp Tiền Phonics đang hoạt động và sẵn sàng chào đón học sinh mới. Vì đặc thù đó, các lớp Tiền Phonics không có khái niệm “Khai Giảng”, và chương trình Tiền Phonics cũng được thiết kế để trẻ có thể bắt đầu học từ bất kỳ thời điểm nào mà cha mẹ không phải lo việc con có thể không theo kịp lớp.
Trọng tâm của khoá Phonics là hình thành kỹ năng ghép âm, đánh vần để trẻ có thể tự mình đọc hàng trăm từ theo quy tắc Phonics thông qua những hoạt động sau:
– Luyện phát âm chính xác 42 âm của Jolly Phonics (mỗi buổi học 1 âm với 5 từ để thực hành, xen kẽ là các buổi ôn tập và kiểm tra)
– Luyện kỹ năng ghép nhiều kiểu tổ hợp âm Jolly Phonics để đọc chính xác các từ
– Luyện kỹ năng phân tách 1 từ thành từng âm đơn lẻ, là nền tảng cho kỹ năng chép chính tả ở các khoá sau.
Câu Hỏi Thường Gặp
Con sẽ đọc được sách sau khi kết thúc khoá Phonics?
Câu trả lời là “Có thể”, bởi khoá Phonics mới chỉ giúp con hình thành kỹ năng ghép âm, đánh vần để phát âm chuẩn một từ. Con cần trải qua khóa Tập đọc sau đó để mài giũa kỹ năng Phonics thêm sắc bén, từ đó tiến tới đọc trơn các từ, cụm từ, câu hoàn chỉnh và dần dần là cả một đoạn văn.
Trường hợp con nghỉ ngang khoá Phonics, tại sao khi quay lại con cần học lại từ đầu?
Khoá Phonics không chỉ là ghi nhớ 42 âm đơn lẻ. Điều quan trọng nhất khi học khoá Phonics là kỹ năng đánh vần và đọc mọi tổ hợp âm cấu thành nên các từ. Kỹ năng này không hề dễ với trẻ và không phải cứ bỏ ra vài ngày luyện tập là thuần thục. Chưa kể, mọi kỹ năng đều có đặc điểm sẽ nhanh chóng bị mai một khi không luyện tập thường xuyên, đặc biệt là đối với trẻ. Việc yêu cầu con quay lại học từ đầu là hướng đi an toàn hơn cả cho con.
Khoá Reading tập trung vào những nội dung chính sau:
– Tiếp tục hoàn thiện kỹ năng ghép âm đã học ở khoá Phonics để dần dần rút ngắn các bước đọc âm và ghép âm, từ đó tiến tới việc đọc trơn các từ đơn ngay lập tức.
– Rèn luyện mức độ trôi chảy khi đọc liền mạch một câu/một đoạn văn hoàn chỉnh.
– Luyện chép chính tả đối với các từ đơn bằng kỹ năng phân tách 1 từ thành các âm đơn lẻ.
– Mở rộng vốn từ bất quy tắc.
Câu Hỏi Thường Gặp
Có thể bắt đầu học ở Wordplay từ khoá Tập đọc không?
Câu trả lời là “Không”. Khoá Tập đọc dựa trên nền tảng kỹ năng ghép âm và đánh vần của khoá Phonics để từ đó trẻ phát triển kỹ năng đọc trơn các câu và đoạn văn. Việc vào ngang khoá Tập đọc khi các kỹ năng Phonics không có hoặc chưa vững vàng khiến các buổi tập đọc của con chỉ là học vẹt. Con chỉ có khả năng đọc bắt chước theo thầy cô, kết quả học phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ của con và con hoàn toàn không thể rèn luyện để tự mình đọc một cách độc lập.
Câu trả lời cũng tương tự đối với trường hợp chưa hoàn thành khóa Reading. Khi quay lại, con buộc phải học từ chương trình Phonics để có trải nghiệm học an toàn nhất.
Ở khoá Tập viết cấp độ 1 (tên gọi khác: Language Arts), học sinh phần lớn đều đang ở độ tuổi lớp 1, đầu lớp 2, đang ở giai đoạn làm quen với việc cầm bút và gần như chưa có ý niệm gì về “ngữ pháp”. Các bài học ở chương trình Language Arts giới hạn ở những chủ đề đơn giản, gần gũi như gia đình, bạn bè. Các kiến thức ngữ pháp ở mức tối thiểu, tập trung giúp các con phân biệt các từ loại thường gặp như danh từ, động từ, tính từ, các khái niệm số ít, số nhiều… hay chia động từ ở hiện tại đơn giản.
Song song với việc tập viết trên lớp, bài tập về nhà của các khoá Writing tại Wordplay nói chung, và khoá Writing 1 nói riêng được thể hiện dưới hình thức trình bày sơ đồ tư duy. Đây là cách các con rèn luyện cả ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói trong cùng một khoá học.
Do đó, ở khoá Writing, các con có thêm một dụng cụ học tập đắc lực mới cần phụ huynh chuẩn bị, là một bảng trắng tại nhà theo kích thước 100cm x 60cm (hoặc tương đương) để các con trả bài tập về nhà sau mỗi buổi học.
Khi kết thúc khoá học, học sinh có khả năng trình bày một câu đơn hoàn chỉnh và đúng chính tả, có tư duy triển khai và sắp xếp các ý theo thứ tự logic, là nền tảng để học các khoá tiếp theo.
Khóa học Speaking sử dụng giáo trình Speak Out Loud, được biên soạn bởi Teacher Keith – Thạc sĩ Giáo dục, Giám đốc học thuật tại Wordplay.
Giáo trình gồm 8 bài học, tương ứng với 8 chủ đề:
– Xử trí khi đi lạc
– Xử trí khi bị thương
– Nếp sống hằng ngày
– Xử trí khi gặp điều kiện thời tiết cực đoan
– Những điều cần biết khi đi mua sắm
– Những điều cần biết về thực phẩm
– Trả lời điện thoại đúng cách
– Nói về trường học
Mỗi bài học là những đoạn hội thoại với nhiều mẫu câu cho trước, cùng với một bộ từ vựng liên quan để học sinh có thể tuỳ biến thành các tình huống hội thoại khác nhau có thể xảy ra trong đời sống hàng ngày.
Mỗi bài học được dạy trong 5 buổi với phân phối như sau:
– Buổi 1&2: Học nửa đầu và nửa sau của bài học.
– Buổi 3&4: Ôn tập các mẫu câu, mở rộng vốn từ
– Buổi 5: Tham gia các hoạt động phân vai để đưa các mẫu câu vào tình huống hội thoại thực tế.
Câu Hỏi Thường Gặp
Khóa Speaking ở Wordplay có phải Tiếng Anh giao tiếp không?
Khi xây dựng chương trình Speaking cho Wordplay, thầy Keith định hướng khóa học này không đơn thuần là Tiếng Anh Giao tiếp mà là “Tiếng Anh sinh tồn”. Khoá học bao gồm 2 nhóm chủ đề lớn: nhóm chủ đề diễn ra hàng ngày (trả lời điện thoại, đồ ăn, trường lớp, mua sắm, nếp sống hàng này) và nhóm chủ đề là các tình huống ngặt nghèo và cách xử lý (đi lạc, bị thương, thời tiết cực đoan). Ở mỗi chủ đề, các con được cung cấp một vốn từ vựng và mẫu câu vừa đủ để có thể tự tin đối đáp nếu rơi vào một trong các tình huống nêu trên.
Ở khoá Tập viết cấp độ 2, học sinh hầu hết đang ở độ tuổi lớp 2 – lớp 4, đã bắt đầu hình thành thói quen viết thông qua các hoạt động tập viết ở trường. Các bài học ở cấp độ này chủ yếu xoay quanh các chủ đề tự nhiên và xã hội. Về Ngữ pháp, học sinh có cơ hội ôn tập các kiến thức ngữ pháp cơ bản, đồng thời học sâu hơn về Thì động từ (hiện tại, quá khứ) và một số cấu trúc nâng cao hơn như so sánh hơn, so sánh nhất.
Với khoá Tập viết cấp độ 2, học sinh được định hướng phát triển kỹ năng tự phát triển ý cho đoạn văn của mình dựa vào vốn từ và mẫu câu mà bài học cung cấp. Sơ đồ tư duy được áp dụng triệt để qua từng bài học để bài viết của học sinh vừa đủ ý, vừa đảm bảo mang dấu ấn cá nhân từ sự sáng tạo của mỗi học sinh.
Khóa học Reading Comprehension (Phân tích đoạn văn) được thiết kế với mục đích rèn giũa kỹ năng đọc hiểu, đọc cảm thụ cho học sinh.
Khóa học sử dụng giáo trình The Adventures of Phước and Phúc, được biên soạn bởi Teacher Keith – Giám đốc học thuật tại Wordplay.
Giáo trình là bộ sưu tập 12 câu chuyện giả tưởng về hai nhân vật: Phước và Phúc. Sau mỗi câu chuyện là một bộ công cụ thực hành giúp học sinh mổ xẻ, bóc tách các chi tiết trong truyện, qua đó giúp học sinh hình thành các kỹ năng quan trọng, cần thiết trong mọi bài tập đọc, mọi bài thi về sau:
– Kỹ năng đọc lướt (skimming) để xác định nội dung tổng quát của một bài viết
– Kỹ năng đọc quét (scanning) để tìm một chi tiết cụ thể trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Kết thúc khoá học, học sinh sẽ hình thành các thói quen tư duy tích cực khi đọc sách, như tư duy về nhân vật, về bố cục, về tính tổng thể và tính chi tiết, qua đó tăng hiệu quả tiếp thu khi đọc sách.
Ở khoá tập viết cấp độ 3, hầu hết học sinh ở độ tuổi lớp 4 – lớp 5 trở lên, đã quen với việc viết đoạn văn trong Tiếng Anh và có vốn Ngữ pháp nhất định. Ở khóa học này, học sinh bắt đầu làm quen với những chủ đề khó hơn, ít quen thuộc hơn như quốc gia, vũ trụ, cách trình bày các tình huống giả định, giả tưởng. Về mặt kiến thức, học sinh được ôn tập các cấu trúc đã học trước đó và mở rộng thêm thì của động từ (quá khứ, hiện tại, tương lai). Học sinh cũng được luyện tập để trình bày các câu phức, câu ghép để biểu đạt suy nghĩ của mình.
Với khoá Tập viết cấp độ 3, học sinh tiếp tục được mài giũa kỹ năng tư duy hệ thống và tư duy logic khi triển khai một bài văn thông qua các sơ đồ tư duy phức tạp hơn. Học sinh bắt đầu học kỹ năng phân đoạn cho mỗi bài viết, một bước tiến lớn trong tư duy về bố cục khi làm bài. Kết thúc khoá học, học sinh được trang bị mọi kỹ năng cần thiết cho khóa học tiếp theo: khoá Phân tích đoạn văn.
Khóa học STEM tại Wordplay mang những nhiệm vụ chính sau:
– Tạo ra môi trường học khoa học lý thuyết kết hợp thực hành để kích thích học sinh chủ động tương tác với giáo viên về nội dung bài học, qua đó tăng khả năng phản xạ và trình bày bằng tiếng Anh
– Các bài học đều được triển khai theo một phương pháp luận nhất định (Phương pháp khoa học hoặc Quy trình thiết kế kỹ thuật), qua đó hình thành cho học sinh những kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy logic, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề – những kỹ năng đặc biệt quan trọng nhưng nền giáo dục Việt Nam chưa chú trọng phát triển.
Khóa học STEM sử dụng 2 giáo trình được biên soạn bởi Teacher Matt, cử nhân chuyên ngành STEM và đã có hơn 10 năm giảng dạy STEM:
– Giáo trình Kitchen Lab: Bao gồm 9 bài thực hành sử dụng chung một hướng tiếp cận là Phương pháp Khoa học, sử dụng những nguyên vật liệu quen thuộc trong nhà bếp để truyền tải tới học sinh những kiến thức khoa học một cách sinh động.
– Giáo trình Maker Lab: Bao gồm 6 bài thực hành sử dụng Quy trình thiết kế kỹ thuật để lên ý tưởng và hiện thực hóa các ý tưởng nhằm phục vụ đời sống con người.
© Wordplay English Language Center